Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Một thời điện ảnh

   

    Khoảng những năm sáu mươi, tôi được xem một phim VN, “Hai người lính”. Anh lính Việt giải thằng lính Pháp về phía sau, trên đường đi nảy sinh những cảm thông gì đó, kiểu thằng Pháp sưng chân ông này lấy bẹ tre làm giày cho đi…
    Rồi phim bị cấm. Nghe nói ông thứ trưởng văn hoá chịu hệ luỵ, một thế hệ điện ảnh như đạo diễn Huy Vân (chồng bà Tuệ Minh) chịu theo. Bên quân đội là báo QĐND “dinh luỹ xét lại” với Văn Doãn, Lê Vinh Quốc, Trần Thư… Vụ này không liên quan đến đám “Nhân văn” trước đó. Có một kết luận là “chịu ảnh hưởng từ các đại hội Đảng Liên Xô” sau khi Stalin chết, đâu như từ đại hội 20. Một loạt phim Liên Xô như “Khi đàn sếu bay qua”, “Bài ca người lính”, “Người thứ 41”, “Bầu trời trong sáng” nhập vào bị cấm, do “không phân biệt bạn thù rõ ràng”, “lập trường không vững”…
    Chuyện ấy đúng sai thế nào, giờ đánh giá vẫn khó. Đó là lúc ta chuẩn bị bước vào chiến tranh, đứng giữa hai thế lực Liên Xô, Trung Quốc, hoàn cảnh rất khắc nghiệt chứ không tung tẩy như giờ. Trí nhớ tôi lưu lại “chuyện” đăng trên báo “Màn ảnh Hà Nội”, nữ diễn viên Xamôilôva đóng vai chính phim “Khi đàn sếu bay qua” dự liên hoan phim Canes, nhảy dây với trẻ em Pháp rất hồn nhiên. Rồi Tuấn Linh dịch, xuất bản trên bờ lốc của ta bài thơ “Đàn sếu” trong phim này.
     Chủ nhật 30-11, VTV1 chiếu lại Đàn sếu. Xamôilôva lông mày đậm, đôi mắt “biết nói”, mông to như mọi đàn bà Nga. Vai nam là Batalốp, sau này gặp lại trong “Maxkva không tin vào nước mắt”. Cốt chuyện là chàng ra trận, nàng ở nhà không giữ được mình, bi luỵ này nọ, tóm lại là “không xứng đáng” lắm dù vẫn yêu nắm nắm. Ngày chiến thắng, chàng không về, nàng mới thấy mất mát lớn quá… Đại thể là những chuyện bi giờ nói ra rất đơn giản.
    Chủ nhật 6-11 này, 21g15, VTV1 sẽ chiếu “Bài ca người lính" trong xê ri phim nói trên, nhân cách mạng Tháng 10.

 Tr Chiến

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Một số hình ảnh lễ cưới con trai Nguyễn Vũ Định.











                       Ảnh : Hoàng Giang K3,Trịnh Tường K3