Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Văn bút Hoàng Giang



( Bài viết được chuyển fonts từ nguyên bản bởi HT- Tổng quản trang "Trang Thơ" ,nhờ vậy mới có thể đăng lên ở đây.  Tác giả và ACE K3 cám ơn HT )


Hà nội, mùa thu 2011

Tản Mạn 2011

Tôi thì không hay viết vì rằng là tôi biết thì hơi quá nhiều mà hiểu thì chẳng bao nhiêu. Tôi vẫn còn nhớ một lần lên lớp, thầy Chi Phan (lúc ấy chúng tôi đang học lớp 8) dạy rằng: "Khi viết văn, các em "tha" cho thầy mấy từ "rằng – thì - là - mà" để nói rõ được ý." Có lẽ từ lúc ấy, tôi mới nhập được vào hồn thơ (bây giờ người ta vẫn gọi thế!). Chả thế mà tôi vẫn cứ viết rằng:



Thế là em…Thế là tôi
Thế là còn được "no xôi chán chè"
Thế là Đông cũng sang Hè
Tiếng Quyên gọi Lựu đỏ hoe góc vườn
Thế là qua cuộc đoạn trường
Rằng dâu còn lá còn vương tơ lòng
Biết còn có lúc còn không
Đắng cay thì "vưỡn" còn trông ngọt bùi
Thế là…em, thế là…Tôi

Tôi xin nói thêm về cụm từ "no xôi chán chè" dùng ở đây là được hiểu theo ý câu ca dao:

Nếu mà không sống thì thôi
Sống thì có lúc no xôi chán chè

Câu chuyện có vẻ quá riêng tư, đọc thấy buồn, thấy chán. Tôi cũng thấy vậy, cho nên rằng thì là mà tôi không hay viết vì thế.
Chuyện kể rằng khi chúng tôi 20, tôi đọc được câu thơ của thằng bạn:

…Có những đêm trăng sáng
Và những chiều nắng vàng
Tiếng chim ca ríu rít
Hay màn sương mênh mang

Bỗng dậy lòng xao xuyến
Ôi đẹp thay cuộc đời!
Và nhớ sao đôi mắt
Em ta nơi xa vời…

Thơ thằng này nhiều "và" quá! Nhưng cái quá không ở chữ "và" mà là hồn ở tuổi 20 của nó đẹp quá! Tôi thì vẫn hay mê cái đẹp, từ ngày ấy tôi đã yêu thơ nó rồi. Đây là giọng thơ trữ tình lãng mạn cách mạng của nhà thơ Hen rích Hai nơ được nhập vào hồn tuổi trẻ chúng tôi từ ngày ấy. Chả thế mà sau đó tôi nổi hứng "nhạc sĩ" viết luôn một ca khúc lấy tựa đề "Quãng 8 của tình ca" với hợp âm chủ ở cung mi thứ. Vì tính tôi không hay viết, bản thảo ngày ấy đã phôi phai theo thời gian mất rồi, chắc là chỉ còn dư âm trong lòng những người bạn được nghe tôi xướng âm cách đây khoảng 40 năm trước mà thôi. Qua rồi, qua lâu lắm rồi một thời trai trẻ. Không biết có phải như thằng bạn nhà thơ của tôi đã viết hay không:

…Thế đấy! Cuộc đời khắc nghiệt
Biết bao điều phải trả giá thời gian…

Không biết những năm tháng chiến tranh buộc chúng tôi vào cuộc có làm phai tàn chất lãng mạn, hồn trữ tình lai láng trong những tài hoa tuyệt vời của các bạn tôi hay không. Tôi chỉ đau đáu một điều rằng là chúng tôi mất mát quá nhiều, cả trong chiến tranh giữ nước và trong cuộc chiến quyền lực thời giáp ranh giữa 2 thiên niên kỷ ta vinh hạnh trải qua. Chỉ trong vòng chục năm, tôi mất hai thằng bạn nhà thơ mà tôi yêu quí nhất. Tôi cứ băn khoăn tự hỏi như cụ Tam nguyên Yên đổ khi khóc cụ Dương Khuê:

…Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua, không phải không tiền không mua
Câu thơ những đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa…

Bọn tôi không viết kiểu thơ phong trào mà chắt lọc từ hồn của bạn bè, anh linh của các bậc tiền nhân và được rọi sáng bằng vầng hào quang của thế hệ. Đớn đau có, vinh quang có và đắng cay cũng đầy ắp dẫu nước mắt đã khô cạn từ lâu lắm rồi. Vậy mà khi mất chúng nó, tôi mất phương hướng, trượt dài theo phong cách cũ của cụ Lý Bạch: ôm vò rượu ngắm trăng đáy nước làm thơ. Hạnh phúc biết bao khi còn bạn thơ tri âm, tri kỷ.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Chào mừng Quốc khánh 2--9!





KHÓA 3 KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH TẠI HÀ NỘI






Hôm qua 31-08-2011 khóa 3 Ha nội gặp mặt nhân dịp quốc khánh tại nhà hàng 181 Nguyễn Lương Bằng có cả các đai diện khoas5 và khóa 8 tham dự.Cương đưa một số ảnh của mình và Ngọc Hà chụp để AE cảm nhận không khí




đoạn video của Ngọc Hà (ảnh của Ngọc Hà là 4,5 cái sau) vì ảnh và video cua NH C để một fil riêng

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Táo Mèo

Truyện rất dài của TTC (không phải Thành Công)

1. Tăng lên tầu Ninh Đàm, toa số 6, chỗ ngồi tốt gần cửa sổ, nhìn theo hướng sẽ đến. Thu xếp xong cái túi đồ thì ngồi thừ lần mần cơn cớ mình ra đi ngày Tết. Giá tầu chạy sớm ông đã chả phải loay hoay với ý nghĩ nên xuống, quay về nhà thu lu đợi xuân hay cứ dấn mình vào chỗ chẳng biết có cái quái gì nó sẽ đón. Tăng dậy ở D., trường đại học có tiếng cả nước, cho ra lò khối sinh viên nay đã nên danh giá. Thời buổi đòi hỏi cán bộ phải có bằng cấp, D. thêm nhiệm vụ đào tạo trên đại học. Hơn lúc nào hết, những công chức tỉnh thành ngành, các uỷ ban… ham học đến thế. Việc làm không hết, kèm thêm thu nhập, giảng viên D. chuyên cần kèm cặp hướng dẫn, săng sái bảo vệ học viên trong các cuộc phản biện. Cứ mỗi năm, mỗi chu kì năm năm, báo cáo của trường lại dầy thêm thành tích đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Được phong giáo sư năm 53 tuổi, Tăng vào loại “nhiều tiềm năng” ở trường, ngất ngưởng một chuyên ngành, ngồi trong vài bốn hội đồng giám khảo. Thỉnh thoảng tỉnh thành này, ban bộ nọ mời ông tham gia nghiệm thu những đề tài đang đẻ ra vô ối. Cứ ngồi đấy tằng tằng chấm cháp, tằng tằng phán bảo, phê bình, uốn nắn một chút, và nhiều hơn, là “khẳng định các giá trị tích cực”, ông sẽ ấm thân lắm. Nói lộc ăn hết đời thì hơi xa, nhưng đến bẩy mươi thì thừa sức. Bởi giáo sư thì coi như chả phải nghĩ đến hưu hắt, tuổi tác cống hiến kéo ra như sợi dây chun, được đến đâu tuỳ thuộc vào vô khối quan hệ trên đời. Vậy mà bỗng nhiên giở giói. Chán việc. Không ưa chủ tịch hội đồng nghiệm thu này, ghét mặt thằng nghiên cứu sinh nọ. Lười lĩnh các cuộc “trao đổi để đi đến thống nhất”. Có những câu hỏi đột nhiên bật ra: “Giời ơi, dốt thế này mà sẽ lãnh đạo một tỉnh á?”, “Sao ông S. có thể trắng trợn hoan hô một quan điểm sai lệch đến vậy nhỉ?”… Sự kính trọng đồng nghiệp giảm dần. Tệ nhất, là thấy cái tinh thần trí thức trong mình, quanh mình đang nghi ngút bốc hơi. Không phải Tăng thiếu tự tin vào các đánh giá chủ quan, nhưng ông chả bao giờ bảo vệ được chúng. Không nói thì như bị đầu độc, nói ra luôn là thiểu số, có khi gàn dở đến điên rồ. Gần đây nhất, khi lập một dự án vài chục tỉ có mục đích yêu cầu rất hoành tráng, chính quyền thành phố không vời Tăng tư vấn nữa. Tại những câu ấy câu nọ mình đã “phát” trong kì này cuộc kia, hẳn thế. Vắng mình thì chợ vẫn đông mà, có khi còn vui hơn. Nhìn giáo sư A. nổi tiếng to mồm “trung ngôn nghịch nhĩ” mà xem, sau khi được đi tham quan dăm nước đã chẳng đóng góp toàn những “ý kiến xây dựng” là gì.
Xem toàn bài>>